Nội dung chính

  • 1 Khi nào bạn phải trải qua vòng phỏng vấn xin visa du học New Zealand?
  • 2 Hồ sơ chứng minh tài chính chưa rõ ràng
  • 3 Nghi ngờ động cơ đi du học
  • 4 Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn visa du học New Zealand
  • 5 Cần lưu ý những gì để có vòng phỏng vấn thành công?

Phỏng vấn xin visa du học New Zealand không hoàn toàn bắt buộc với tất cả học sinh sinh viên. Trên thực tế, chỉ những hồ sơ du học New Zealand chưa đủ tiêu chuẩn hoặc Lãnh sự quán muốn tìm hiểu cũng như xác minh một số thông tin thì họ sẽ yêu cầu đương đơn phải trải qua vòng phỏng vấn. Phỏng vấn thị thực thường diễn ra từ khoảng 1 – 2 tuần sau khi học sinh sinh viên hoàn thành việc khám sức khỏe du học New Zealand, qua điện thoại, và kéo dài từ 15 – 30 phút hoặc hơn (tùy thuộc chất lượng cuộc phỏng vấn). Bạn sẽ không được thông báo cụ thể về ngày, giờ phỏng vấn. Hãy luôn mở điện thoại và sẵn sàng tâm thế để tiếp nhận cuộc gọi phỏng vấn bất cứ lúc nào.

Phỏng vấn xin visa du học New Zealand có khó không?

Du học New Zealand có phải phỏng vấn không?

Khi nào bạn phải trải qua vòng phỏng vấn xin visa du học New Zealand?

Thời gian để Lãnh sự quán xét duyệt hồ sơ xin visa du học New Zealand của học sinh sinh viên Việt Nam là 20 – 25 ngày, có thể lâu hơn phụ thuộc chất lượng hồ sơ. Nếu thông tin chưa thật sự rõ ràng thì rất có thể Lãnh sự quán sẽ yêu cầu bạn phải trải qua vòng phỏng vấn visa. 2 lý do cơ bản nhất để Lãnh sự quán yêu cầu đương đơn phải phỏng vấn là:

Hồ sơ chứng minh tài chính chưa rõ ràng

Chứng minh tài chính là bước bắt buộc để hoàn thiện hồ sơ xin thị thực sinh viên. Theo quy định của Sở Di trú New Zealand, học sinh sinh viên phải nộp bằng chứng chứng minh bản thân hoặc gia đình có đủ khả năng tài chính để chi trả học phí du học New Zealand cũng như các khoản sinh hoạt phí khác trong 12 tháng đầu của khóa học, hoặc toàn khóa học nếu chương trình đó ít hơn 12 tháng.

Bạn và gia đình cũng phải chứng minh nguồn gốc của số tiền là hợp pháp, đúng quy định, nguồn tài chính phải ổn định và liên tục để hỗ trợ cho toàn bộ kế hoạch học tập ở xứ sở chim Kiwi. Bạn có thể chứng minh tài chính du học New Zealand bằng thu nhập (của bản thân hoặc của người bảo lãnh tài chính), sổ tiết kiệm, các tài sản hiện hữu khác (như nhà đất, xe cộ, cổ phiếu…). Giấy tờ, hồ sơ tài chính phải chân thật và có thể xác minh.

Nếu nghi ngờ về tính xác thực của hồ sơ tài chính, Lãnh sự quán có thể yêu cầu bạn tham gia phỏng vấn để làm rõ thêm thông tin, hoặc họ có thể từ chối cấp visa cho bạn nếu câu trả lời lẫn thông tin bạn cung cấp thiếu sự thuyết phục.

Phỏng vấn xin visa du học New Zealand có bắt buộc không?

Bạn sẽ phải phỏng vấn du học New Zealand nếu hồ sơ tài chính chưa thật sự rõ ràng

Nghi ngờ động cơ đi du học

New Zealand vốn được biết đến là một trong những quốc gia có chính sách đãi ngộ sinh viên quốc tế khá thu hút. Bạn được phép làm thêm khi du học New Zealand trung bình 20 giờ mỗi tuần trong thời gian học và làm full-time trong các dịp lễ. Đặc biệt, với những thay đổi mới nhất về luật visa làm việc tại New Zealand, sinh viên quốc tế được phép ở lại làm việc đến 3 năm, cơ hội sinh sống lâu dài và xin định cư cũng rộng mở hơn. Tuy nhiên, những điều đó cũng đồng nghĩa với việc hồ sơ visa của bạn có thể bị xét duyệt nghiêm ngặt hơn nhằm sàng lọc những sinh viên mượn danh nghĩa đi du học để sinh sống, làm việc bất hợp pháp ở quốc gia này.

Kinh nghiệm trả lời phỏng vấn xin visa du học New Zealand

Hoặc nếu nghi ngờ mục đích du học, Lãnh sự quán cũng sẽ yêu cầu bạn phỏng vấn

Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn visa du học New Zealand

Trên thực tế, không có bộ câu hỏi chuẩn cho học sinh sinh viên quốc tế để luyện phỏng vấn xin visa du học New Zealand. Lãnh sự quán sẽ đặt câu hỏi liên quan đến chi tiết hồ sơ cá nhân của bạn. Mỗi đương đơn sẽ được hỏi những câu khác nhau với mục đích kiểm chứng độ tin cậy, khai thác thêm thông tin để có quyết định cấp hay từ chối cấp visa. Tuy vậy, bạn cũng phải lưu ý những vấn đề thường gặp nhất trong các buổi phỏng vấn.

  • Tại sao bạn chọn du học New Zealand mà không phải quốc gia nào khác?
  • Lý do bạn chọn khóa học này ở New Zealand?
  • Bạn biết những gì về khóa học, về trường mình chọn?
  • Khóa học trước đó của bạn là gì? Có liên quan đến ngành sẽ học tại New Zealand hay không?
  • Bạn sẽ học ở New Zealand trong bao lâu?
  • Ai là người bảo trợ tài chính/ chi phí du học New Zealand cho bạn? Như thế nào?
  • Bạn có người thân ở New Zealand không?
  • Bạn sẽ ở đâu khi đến New Zealand?
  • Bạn đã mua bảo hiểm y tế du học sinh chưa?
  • Dự định của bạn sau khi hoàn thành khóa học là gì?
  • Bạn có dự định ở lại New Zealand làm việc không?
  • Bạn muốn là ai trong 3 hay 5 năm nữa?
  • Bạn có dự định làm thêm khi du học tại New Zealand hay không? Bạn biết những gì về quy định làm thêm ở New Zealand?
Bộ câu hỏi phỏng vấn xin visa du học New Zealand

Câu hỏi được đặt ra hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng câu trả lời của đương đơn

Cần lưu ý những gì để có vòng phỏng vấn thành công?

Như đã đề cập ở trên, không phải hồ sơ xin visa du học New Zealand nào cũng phải trải qua vòng phỏng vấn với Lãnh sự. Tùy thuộc từng trường hợp hồ sơ cụ thể mà Lãnh sự quán sẽ có những phương án yêu cầu bạn bổ sung thông tin sao cho thích hợp nhất. Nếu bị yêu cầu phỏng vấn thì đừng quá lo lắng mà hãy chuẩn bị tâm lý, tinh thần lạc quan nhất. Hãy dự trù trước mọi vấn đề có thể bạn sẽ phải trả lời trong vòng phỏng vấn, hãy bình tĩnh trả lời thật rõ ràng, rành mạch và lưu loát. Trong trường hợp không nghe rõ câu hỏi từ nhân viên Lãnh sự, đừng mất bình tĩnh. Thay vào đó, bạn nên hỏi lại câu hỏi để chắc chắn rằng câu trả lời sẽ mang tính tập trung, giải quyết đúng vấn đề vừa được đặt ra.

Với gần 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học, INEC đã hỗ trợ thành công cho ước mơ du học của đông đảo học sinh sinh viên Việt Nam. Liên hệ ngay với INEC để được tư vấn chọn ngành, chọn trường phù hợp nhất với bản thân cũng như được luyện phỏng vấn du học New Zealand hiệu quả.

  • Tổng đài: 1900 636 990
  • Hotline KV miền Bắc & Nam: 093 409 2662 – 093 409 9948
  • Hotline KV miền Trung: 093 409 9070 – 093 409 4449
  • Email: [email protected]
error
fb-share-icon

Tweet

fb-share-icon