Hướng dẫn xin Recommendation Letter – Thư Giới thiệu

Bên cạnh thành tích học tập cùng bài luận Statement of Purpose hay Personal Statement, thì Recommendation Letter (thư Tiến cử hay còn gọi là thư giới thiệu) cũng là một trong những yếu tố góp phần thuyết phục hội đồng tuyển sinh tại các trường đại học quốc tế.

Recommendation-Letter

Cần nắm rõ yêu cầu Recommendation Letter trước khi chọn người viết thư giới thiệu

Tại các trường đại học Việt Nam việc yêu cầu thư giới thiệu hoặc thư tiến cử chỉ xuất hiện một số ít tại các trường quốc tế lớn trong nước. Nhưng với các trường đại học trên thế giới, thư giới thiệu là một trong những yêu cầu bắt buộc, đặc biệt quan trọng để xin học bổng du học. Vậy làm thế nào để có được một thư giới thiệu tin cậy và thuyết phục được hội đồng xét tuyển. Hãy theo dõi bài hướng dẫn xin Recommendation Letter của ThinkEdu nhé.

Nội dung bài viết

  • 1 Yêu cầu Recommendation Letter của trường là gì?
  • 2 Chọn ai để viết thư giới thiệu?
  • 3 Bạn muốn có những thông tin gì trong thư giới thiệu?

Yêu cầu Recommendation Letter của trường là gì?

Đầu tiên các bạn cần lưu ý là yêu cầu về thư giới thiệu của mỗi trường khác nhau. Một số trường chỉ đánh giá cao thư giới thiệu đến từ những giảng viên, nhà nghiên cứu có tên tuổi và uy tín trong giáo dục. Một số trường lại muốn nhận được thư giới thiệu đến từ những đơn vị bạn đã làm việc trước đó (hệ sau đại học). Ví dụ như trường Đại học Cape Breton University sẽ yêu cầu thư giới thiệu đến từ đồng nghiệp cũ của bạn, hoặc nhóm nghiên cứu đã từng tham gia trước đây.

Chính vì vậy nên điều đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu và nắm được chính xác những yêu cầu về thư tiến cử của trường. Điều này sẽ giúp bạn xin được thư giới thiệu được đánh giá cao bởi hội đồng tuyển sinh.

Chọn ai để viết thư giới thiệu?

Việc chọn ai để viết thư giới thiệu rất quan trọng, vậy nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ để có thể có được lá thư giới thiệu có tính sát thực và đáng tin cậy hơn.

Đối với những trường yêu cầu thư giới thiệu đến từ giáo viên, bạn nên chọn những giáo viên có học hàm cao nhất có thể. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc chọn những giáo viên đã từng giảng dạy bạn, thầy cô trong nhóm nghiên cứu, hoặc những thầy cô quen thân. Bởi vì họ đã từng tiếp xúc với bạn, có thể hiểu rõ bạn về thế mạnh, định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Do vậy nên thư giới thiệu sẽ được đánh giá cao hơn.

Đối với những trường yêu cầu thư giới thiệu đến từ các đơn vị bạn đã làm việc. Tốt nhất bạn nên xin thư giới thiệu từ người quản lý trực tiếp của mình. Lý do cũng như đã đưa ra ở trên, đó sẽ là những lời nhận xét chính xác và đáng tin cậy nhất.

Trong bài viết An Inside Look At The Brutal Business School Admissions Process, Jay Bhatti cho biết: “Chúng tôi nhận được những bức thư giới thiệu từ các nhà lãnh đạo thế giới, thượng nghị sĩ, giám đốc điều hành. Tuy nhiên trừ khi người được giới thiệu đã từng làm cho những người nói trên, những bức thư giới thiệu còn lại thường rất chung chung, không có chiều sâu. Tốt nhất bạn nên xin thư giới thiệu từ một người từng trực tiếp quản lý và đánh giá những thành tích, kiến thức và kỹ năng của bạn.”

Bạn muốn có những thông tin gì trong thư giới thiệu?

Đừng bao giờ phó mặc cho người được lựa chọn muốn viết gì thì viết trong thư giới thiệu du học. Bởi vì điều này rất có thể sẽ khiến mọi nỗ lực trước đó của bạn trở thành công cốc. Hãy lưu ý những điểm sau:

  • Nói chuyện với người sẽ viết Recommendation Letter cho bạn: Chia sẻ với họ lý do vì sao bạn muốn theo đuổi chương trình đào tạo tại ngôi trường đó. Những thế mạnh cá nhân, định hướng nghề nghiệp trong tương lai, kế hoạch phát triển bản thân dài hạn…. Những thông tin này sẽ giúp người viết thư giới thiệu có cái nhìn cụ thể về bạn, hiểu được nguyện vọng của bạn thông qua thư giới thiệu. Từ đó viết được bức thư giới thiệu chi tiết, cụ thể nhất về bạn.
  • Cung cấp danh sách các thành tích bạn đạt được: Tổng hợp tất cả những thành tích bạn có được trong công việc, học tập, hoạt động ngoại khóa… để người viết thư giới thiệu biết được thành tích của bạn. Cùng đừng quên nhấn mạnh đâu là thành tích nổi bật nhất có liên quan đến chương trình bạn đang muốn đi du học.

Cuối cùng đừng quên dành cho người viết một khoảng thời gian để suy nghĩ nên viết thư giới thiệu du học như thế nào, điều này sẽ giúp thư giới thiệu được đầu tư chỉn chu nhất và ấn tượng nhất. Sau khi nhận được giấy mời nhập học đừng quên thông báo và cám ơn người viết thư giới thiệu nhé.

Hi vọng là qua bài viết này bạn đã biết cách xin Recommendation Letter cho hồ sơ du học của mình. Nếu cần hỗ trợ thêm về quá trình chuẩn bị hồ sơ du học, hãy liên hệ với ThinkEdu theo số hotline: 0909 668 772để được hỗ trợ nhé.

5/5 – (3 bình chọn)