Kinh nghiệm sống tại Mỹ cho du học sinh – Kỳ 2
Kỳ 2: Đôi nét về văn hóa Mỹ
Đối với nhiều sinh viên quốc tế du hoc My, việc thích nghi với văn hóa Mỹ đôi lúc rất khó khăn bởi những truyền thống và chuẩn mực khác biệt với quê nhà. Để không bị choáng ngợp bởi những khác biệt đó, bạn cần tìm hiểu kỹ văn hóa Mỹ trước khi đặt chân đến đây.
Giá trị văn hóa:
- Tính độc lập: Người Mỹ cực kỳ đề cao chủ nghĩa cá nhân. Họ xem mình là những cá thể riêng biệt, tự kiểm soát cuộc đời mình chứ không phải là một phần của những tập thể phụ thuộc vào nhau.
Một nhóm sinh viên Mỹ được mời sang dự lễ kỷ niệm tại một trường đại học ở Trung Quốc. Mỗi người đều được phát một phù hiệu để đeo. Khác với những người Trung Hoa đều đeo phù hiệu ở ngực áo bên trái, những người Mỹ lại đeo phù hiệu ở những nơi khác, một số còn để trong túi áo. Không phải họ coi thường hay cố tình xúc phạm đến lễ nghi, mà vì họ muốn thể hiện tính cách cá nhân và chống lại quan điểm “Tôi phải làm theo số đông”.
Sự bình đẳng: Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ nói rằng “tất cả mọi người được tạo ra bình đẳng”, và niềm tin này đã đi sâu vào các giá trị văn hóa của họ. Người Mỹ tin rằng tất cả mọi người đều ngang hàng với nhau, và do đó họ không thấy thoải mái với việc cúi đầu trước người khác.
Ngay cả trong việc giao tiếp hằng ngày, một đứa trẻ ở Mỹ không có thói quen cúi đầu chào người lớn tuổi như văn hóa phương Đông. Nhưng việc này ko thể hiện sự bất kính, đơn giản là xã hội Mỹ chấp nhận điều đó và nó được xem là bình thường.
Không quan trọng hình thức: Cũng chính vì coi trọng vào sự bình đẳng nên người Mỹ không quá hình thức trong cư xử của họ đối với người khác. Nhiều người đến thăm Hoa Kỳ cũng ngạc nhiên với cách nói, ăn mặc, và cử chỉ của người Mỹ hơi xuề xòa. Họ không quan trọng hóa những gì người khác nghĩ về mình, đơn giản là họ sống theo cách của họ. Đừng nhầm lẫn điều này với việc khiếm nhã hoặc bất kính; nó chỉ là một phần của nền văn hóa Mỹ.
Tuy vậy người Mỹ cũng như người Châu Á đều có thể diện. Họ không muốn bị bẽ mặt ra hay mất thể diện trước công chúng. Các nhà quản lý Mỹ thường phải từ bỏ thói quen cá nhân để giữ gìn nhân phẩm và lòng tôn trọng của nhân viên, đồng nghiệp. Tuy nhiên, người Mỹ ít quan tâm tới thể diện hơn người Châu Á. Còn nhớ, đợt khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, nhiều nhà quản lý Nhật Bản đã tự vẫn, vì theo họ đó là một cách để bảo toàn nhân phẩm. Nhưng đối với người Mỹ, trong những trường hợp tương tự họ không bao giờ làm chuyện đó.
Thẳng thắn. Người Mỹ có xu hướng coi trọng sự cởi mở, chân thật khi giao tế, họ tin rằng những xung đột và bất đồng được giải quyết tốt nhất bằng những cuộc thảo luận thẳng thắn giữa những người liên quan. Nếu ai đó có một vấn đề với một người nào khác, họ nên nói thẳng cho người kia rõ và trực tiếp tranh luận (không phải tranh cãi) để tìm ra một giải pháp cho vấn đề.
Người Mỹ coi trọng tính cá nhân, nên họ ít quan tâm đến những gì mà người khác có thể nghĩ về họ. Việc nói “không” một cách thẳng thắn không bị coi là thô lỗ, mà trái lại được xem nhu là cần thiết để tránh sự hiểu lầm trong tương lai. Họ đã phát triển khái niệm “phê bình có tính chất xây dựng” và chỉ ra rằng sự phê bình để thay đổi theo hướng tốt hơn là hết sức cần thiết. Thông thường, mọi người Mỹ khi đã phê phán, thì như vậy là xong và họ chuyển ngay sang việc khác chứ không đem vấn đề ra bàn luận nhiều lần. Mục đích bày tỏ thái độ trong phong cách kiểu Mỹ là không làm bạn bị tổn thương hoặc mất thể diện, ngược lại điều đó giúp bạn hoàn thiện hơn sau này.
Sau khi làm quen với văn hóa Mỹ, bạn sẽ cần hòa nhập nhanh nhất có thể, làm thế nào để làm điều đó? Hãy đón đọc kỳ 3 – Hòa nhập với cộng đồng
Nếu bạn cần tư vấn du học Mỹ hãy liên hệ với công ty du học Á – Âu theo đường dây nóng hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn tốt nhất.