Mỗi “bộ máy” giáo dục sẽ có một hệ thống khoa bảng đặc trưng. Do đó, giữa các quốc gia sở hữu nền giáo dục khác nhau luôn tồn tại những hệ thống thi cử, tính điểm không tương đồng. Điển hình như việc học và thi cử của sinh viên ở Áo có phần rất khác với việc học và thi cử của sinh viên Việt Nam. Vậy khác biệt đó là gì? Sinh viên Việt Nam đi du học Áo phải lưu ý những gì để chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ sát hạch? Trong bài viết này, INEC sẽ tập trung vào các vấn đề trên cho các bạn học sinh sinh viên và các bậc phụ huynh được rõ!

Khác biệt chính trong hệ thống thi cử của Áo và Việt Nam

– Ở Việt Nam, các bạn sinh viên muốn có tên trong danh sách thi lấy điểm cuối kỳ chỉ cần tham dự đủ số tiết học bắt buộc, tham gia làm bài tập nhóm và các bài tập cá nhân. Bên cạnh đó, các kỳ thi cũng được ấn định ngày giờ cụ thể ngay từ đầu. Một khi thi đậu, bạn sẽ tích lũy được số tín chỉ quy định cho môn học đó và có thể học tiếp lên chương trình của kỳ tiếp theo. Còn trong trường hợp thi trượt, các bạn có thể thi lại, hay trong trường hợp đạt được số điểm dưới mong đợi, bạn cũng có thể đăng ký học lại môn học đó trong kỳ tới.

– Ở Áo, ngoài việc tham gia đầy đủ các lớp học bắt buộc, sinh viên phải đăng ký nếu muốn tham dự thi khi đến thời gian quy định. Ưu điểm của điều này là sinh viên có thể linh hoạt chọn thi vào kỳ gần nhất hoặc tiếp tục ôn luyện kỹ hơn để dự thi vào những kỳ sau mà không bị đánh rớt.

Mặt khác, các lớp học ở Áo còn được chia thành 2 khái niệm rõ ràng, có thể gọi nôm na là lớp lý thuyết (Vorlesung) và lớp thực hành (Praxis/ Seminar/ Uebung). Quy định cụ thể về mỗi loại lớp học như sau:

  • Vorlesung: Với những lớp học diện lý thuyết này, tất cả sinh viên đăng ký thường chỉ có một khung giờ nhất định để dự thính. Tất cả sẽ cùng tham gia vào tiết học tại một hội trường lớn để đảm bảo số lượng chỗ ngồi. Điều đặc biệt là lớp không hề có điểm danh, nên sinh viên có thể tham dự hoặc không, chỉ cần đủ kiến thức để tự tin đăng ký dự thi khi đến thời gian quy định. Phần lớn các lớp Vorlesung chỉ được khai giảng vào kỳ Đông và nếu không đăng ký kịp, bạn sẽ phải đợi thêm 1 năm mới được học lại cùng với các sinh viên khóa sau.

  • Praxis/ Seminar/ Uebung: Với những lớp thực hành, bạn sẽ phải đăng ký môn học và đi học đầy đủ số tiết, tham gia đầy đủ các bài kiểm tra trong lớp, cũng như làm đầy đủ bài tập nhóm và bài tập cá nhân. Bên cạnh đó, để có thể qua được những môn này, bạn cũng phải chú ý thời gian tổ chức thi để đăng ký dự thi.

>> Xem thêm: Những lý do bạn nên đi du học Áo

STEOP – khái niệm đặc biệt mà SV du học Áo không thể không biết 

“STEOP – Studienseingang – und Orientierungsphase”, nói ngắn gọn đây là giai đoạn để các trường đại học tại Áo loại bớt đi những sinh viên học không cẩn thận. Vì đặc trưng chuyên ngành mà chỉ sau kỳ STEOP, rất nhiều khoa chỉ giữ lại một nửa sinh viên. STEOP thường diễn ra vào học kỳ đầu tiên (Erstsemester) tại các trường đại học Áo. Các kỳ thi dành cho các môn tại học kỳ này cũng sẽ được “dán mác” STEOP. Bạn bắt buộc phải đậu ở kỳ thi này trong thời gian càng sớm thì càng tốt. Tuy nhiên, ngoài việc may mắn vượt qua STEOP này ở ngay kỳ đầu tiên, có 2 trường hợp khác có thể xảy ra với sinh viên du học Áo, đó là:

  • Khi sinh viên trượt STEOP: Bạn sẽ bị gạch tên ra khỏi ngành học và phải đợi 1 năm sau mới được đăng ký học lại ngành này (tương tự như thủ tục thi đầu vào đại học của Áo). 
  • Khi sinh viên dự định đợi đến kỳ sau mới thi: Điều này là không nên, vì sinh viên thường phải đậu STEOP thì mới có thể đăng ký và học các môn học tiếp theo. Do đó, nếu trì hoãn việc đối mặt với kỳ thi này, toàn bộ chương trình học của bạn cũng sẽ dậm chân tại chỗ.

Lưu ý về các kỳ nhập học tại Áo

Các trường ĐH ở Áo đều có 2 kỳ nhập học, thường bao gồm Kỳ Hè (Sommersemester) và Kỳ Đông (Wintersemester).

  • Kỳ Hè sẽ khai giảng vào đầu tháng 3 hàng năm và bắt đầu nhận hồ sơ tuyển sinh từ tháng 12 năm trước. Chính vì chỉ có khoảng 3 tháng cho việc nộp hồ sơ, chờ đợi kết quả và làm thủ tục nhập học nên kỳ Hè chỉ ưu tiên tuyển sinh cho các ngành không cần thi đầu vào, điều kiện tuyển sinh đơn giản và có tỷ lệ nộp hồ sơ vào thấp.
  • Kỳ Đông sẽ khai giảng vào đầu tháng 9 hàng năm và bắt đầu nhận hồ sơ từ cuối tháng 4 – đầu tháng 5. Đối với kỳ Đông, các bạn sinh viên có thể nộp cho tất cả các ngành học mà trường có đào tạo.

Các bạn sinh viên du học Áo thường có khoảng 5 tháng để nộp hồ sơ và chờ đợi kết quả. Kỳ Đông được xem là học kỳ chính tại Áo. Chính vì thế trên mà kỳ Đông sẽ bao gồm luôn các kỳ thi đầu vào cho một số ngành có lượng hồ sơ nộp vào cao (nhóm ngành Kinh doanh, Kỹ thuật truyền thông, Tin học…) nhằm mục đích chọn lọc hồ sơ. 

>> Xem thêm: Gợi ý chọn trường cho từng ngành học tại Áo

Để biết thêm chi tiết về Du học Áo, vui lòng liên hệ với Công ty Du học INEC theo số: 1900636990. Hoặc:

  • Miền Bắc & Nam: 0939 38 1081 – 0934 09 2442
  • Miền Trung: 093 409 9070
  • Email: [email protected]
error
fb-share-icon

Tweet

fb-share-icon