Tạo việc làm dành cho sinh viên du học Đức 2023 tiết kiệm chi phí: Để giúp các bạn sinh viên du học Đức 2023 mà không phải lo lắng về chi phí du học Đức, cũng như tạo điều kiện du học Đức vừa học vừa làm thì đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé.

Có nhiều bạn sinh viên du học Đức muốn vừa có thể học mà vẫn đảm bảo về chi phí sinh hoạt thì tại Đức đã có những thay đổi như: tạo việc làm dành cho sinh viên du học Đức 2023 tiết kiệm chi phí, với chương trình vừa học vừa làm các bạn có thể yên tâm cho việc học mà không lo chi phí.

Tạo việc làm cho sinh viên du học Đức

Tạo việc làm dành cho sinh viên du học Đức 2023 tiết kiệm chi phí

Rất nhiều sinh viên đặt ra câu hỏi liệu du học Đức 2023 có cần giấy phép không? và câu trả lời là có, du học sinh sẽ cần xin giấy phép làm việc từ Sở Lao động Liên bang cũng như giấy phép từ Đại sứ quán Đức ở Việt Nam khi xin thị thực. Nếu bạn theo học chương trình học tiếng tại Đức, quy định về việc làm thêm sẽ chặt chẽ hơn. Bạn sẽ chỉ được phép làm việc khi không có tiết học và nếu được cơ quan chức năng cho phép

Thường sinh viên được làm việc tối đa bao nhiêu giờ?

Sinh viên tại Đức chỉ được phép làm các công việc bán thời gian trong năm học và có thể làm toàn thời gian vào mùa hè. Tại Đức, một ngày làm việc toàn thời gian kéo dài 8 tiếng, một tuần làm việc tổng cộng là 40 giờ. Tất cả những công việc khác có thời gian ít hơn 40 giờ/ tuần đều được coi là bán thời gian.

Thời gian làm việc dành cho sinh viên du học Đức

Theo quy định của trường, sinh viên không được làm quá 20 giờ mỗi tuần. Sinh viên quốc tế sẽ được phép làm thêm tối đa 120 ngày hoặc nửa ngày trong 240 ngày mỗi năm. Sinh viên hoàn toàn có thể làm toàn thời gian vào kì nghỉ hè, tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng tổng số giờ làm việc trong năm không được vượt quá hạn mức cho phép.

Quy định về giờ làm thêm cũng có một số ngoại lệ, đáng nói nhất là những công việc học thuật liên quan đến trường đại học. Nếu bạn làm trợ giảng trong trường, thời gian làm việc sẽ không tính vào hạn mức 20 giờ một tuần. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể vừa làm trợ giảng, vừa làm một công việc khác bên ngoài.

Yêu cầu quy định về thuế, bảo hiểm liên quan như thế nào?

Khi làm việc tại Đức, sinh viên cần lưu ý về những chính sách bảo hiểm y tế, thuế của mình sẽ thay đổi thế nào sau khi đi làm. Với mức lương thấp hơn €450 mỗi tháng, bạn sẽ không phải trả thuế. Nếu mức lương của bạn lớn hơn mức này, bạn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định thông thường.

Bảo hiểm du học Đức 2023

Làm việc quá thời gian quy định cũng có thể sẽ khiến sinh viên mất trợ cấp bảo hiểm y tế. Nếu bạn đang sử dụng bảo hiểm y tế cung cấp bởi TK (đơn vị cung cấp bảo hiểm phổ biến nhất cho sinh viên quốc tế), bạn sẽ được hưởng trợ cấp y tế cho đến mức lương €435. Trên mức này, bạn sẽ phải trả thêm một khoản chi phí cho bảo hiểm xã hội, dịch vụ chăm sóc sức khỏe,…Vì vậy, bạn cần lưu ý và cân nhắc xem liệu mức lương cộng thêm có đủ bù đắp cho khoản trợ cấp y tế hay không.

Các công việc vị trí thực tập sinh có lương hay không lương đều được coi như công việc chính thức và tính thuế theo quy định. Tuy nhiên, nếu đã đăng ký bảo hiểm với một công ty trước khi trở thành thực tập sinh, đừng lo bạn sẽ mất trợ cấp bảo hiểm y tế. Bạn vẫn sẽ được bảo vệ cho đến khi thẻ sinh viên hết hạn. Sinh viên cũng cần nhớ rằng, Luật Lao động ở Đức rất nghiêm khắc, nếu vi phạm bạn sẽ bị trục xuất ngay lập tức.

Vậy Làm sao để tìm việc làm thêm tại Đức?

Bạn có thể bắt đầu với tin tức từ Sở Lao động của khu vực mình sống. Họ thường có riêng một mục chia sẻ các công việc phù hợp với sinh viên. Với những công việc học thuật và gói gọn trong nội bộ trường đại học, hãy tìm đến phòng Nhân sự – Hành chính của trường để xin danh sách những vị trí đang cần người. Nếu bạn là một sinh viên xuất sắc, bạn cũng có thể nhận được sự chú ý từ chính giảng viên của mình và được nhận lời mời làm trợ giảng hoặc trợ lý nghiên cứu cho họ. Với những công việc bên ngoài khác, hãy tham khảo các nền tảng tìm việc trực tuyến tại Đức như appjob, Monster, Glassdoor,…

Tạo điều kiện sinh viên du học Đức

Dưới đây là một số lựa chọn làm thêm phổ biến dành cho du học sinh Việt Nam tại Đức:

Dịch vụ ăn uống: Đây là công việc phổ biến nhất mà sinh viên lựa chọn. Mặc dù mức lương có thể không quá hấp dẫn, nhưng công việc này không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, đồng thời đem đến cho sinh viên quốc tế cơ hội để khám phá thành phố, giao lưu cùng đồng nghiệp, khách hàng. Để đủ điều kiện ứng tuyển, trình độ tiếng Đức của bạn ít nhất phải đạt trình độ A2.

Công việc học thuật: Đây là nhóm công việc tốt nhất dành cho sinh viên với mức lương tương đối cao. Sinh viên có thể làm trợ giảng, hỗ trợ ở thư viện, phòng hành chính hoặc làm trợ lý nghiên cứu cho Giáo sư. Công việc cụ thể có thể kể đến làm việc vặt, chuẩn bị bài giảng, chấm bài cho học sinh, in ấn tài liệu,… Ngoài mức lương hấp dẫn, làm việc trong trường cũng giúp sinh viên trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm và là một điểm cộng lớn khi đi xin việc sau này.

Lĩnh vực bán lẻ: Tại Đức, có rất nhiều siêu thị, cửa hàng bán lẻ. Vì vậy, ngành này cũng thường có nhu cầu tuyển dụng theo ca khá nhiều.

Kết: Nếu như các bạn sinh viên lo lắng cho việc du học Đức của mình thì qua bài viết này các bạn có thể tự tin hơn khi du học Đức 2023, mong rằng các bạn sẽ thành công trên con đường học vấn của mình. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo trang web về những vấn đề khác về du học.