Các tài liệu nghiên cứu đóng vai trò nền tảng cho các nhà nghiên cứu và học giả để họ trình bày những suy nghĩ và ý tưởng của bản thân cho cộng đồng nghiên cứu quốc tế có liên quan. Việc trao đổi ý tưởng này là cần thiết và có lợi cho việc nghiên cứu sâu hơn, cuối cùng là phát triển thêm vốn hiểu biết về thế giới chúng ta đang sống.

Tuy nhiên, viết được những tài liệu mang tính ảnh hưởng và khiến chúng được xuất bản không phải là một chuyện dễ dàng. Điều này đặc biệt đúng đối với các nghiên cứu sinh chương trình tiến sĩ, những người vừa mới bắt đầu hành trình nghiên cứu của họ.

Dưới đây là cuộc trò chuyện với Tony Li, học viên năm thứ 3 của chương trình Tiến sĩ Kinh doanh và Quản trị chiến lược tại Đại học Quản lý Singapore (SMU), để có được cái nhìn sâu sắc về trải nghiệm của anh trong việc viết các bài nghiên cứu. Tony đã có tác phẩm được xuất bản trên các tạp chí có ảnh hưởng lớn như Journal of Business Ethics – tờ báo nằm trong số 50 tạp chí kinh doanh hàng đầu của Financial Times. Anh cũng đã được trao tặng Academy of Management Best Paper Proceedings (bài luận học thuật về quản lý xuất sắc nhất) cho ấn phẩm có tiêu đề “Word Power: The Impact of Negative Media Coverage on Disciplining Corporate Pollution” (Năng lực từ ngữ: Tác động của truyền thông tiêu cực lên ô nhiễm doanh nghiệp).

>> Xem thêm về Các chương trình đào tạo tại SMU.

Anh Tony Li hiện đang học năm thứ 3 chương trình Tiến sĩ Kinh doanh và Quản trị chiến lược tại SMU

Hỏi: Anh là đồng tác giả một bài nghiên cứu với Giáo sư Heli Wang trong năm đầu tiên tại SMU có tiêu đề là Corporate Social Responsibility: An Overview and New Research Directions Thematic Issue on Corporate Social Responsibility (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Tổng quan và Nghiên cứu mới chỉ ra vấn đề chuyên đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) được công bố trên tạp chí Academy of Management Journal. Anh có thể chia sẻ kinh nghiệm khi làm bài nghiên cứu này với Giáo sư Wang không? Từ trải nghiệm này anh đã học được gì có ích cho các nghiên cứu tiếp theo của anh?

Tony: Giáo sư Heli Wang là một học giả xuất sắc trong lĩnh vực Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp (CSR). Khi cô ấy hỏi tôi có quan tâm đến việc làm một số công việc nghiên cứu với cô ấy trong năm đầu tiên của chương trình Tiến sĩ hay không, tôi không ngần ngại đồng ý vì tôi cảm thấy rằng đó là một cơ hội tuyệt vời để học hỏi từ một giáo sư tầm cỡ như cô ấy. Tôi thực sự đánh giá cao việc có cơ hội tham gia hoàn thành tác phẩm đáng giá này.

Bài nghiên cứu này cho thấy cách CSR đã phát triển qua nhiều thập kỷ và mở đường cho các hướng nghiên cứu mới và tiên tiến hơn. Kể từ đó, lĩnh vực CSR đã tiến triển theo cấp số nhân. Do đó, cần phải cập nhật kiến thức của lĩnh vực này, đây cũng chính là mục đích của bài đánh giá.

Chúng tôi đã dành khoảng 1 năm để hoàn thành việc thu thập, phân tích và soạn thảo dữ liệu. Trong suốt thời gian này, Giáo sư Wang đã giúp đỡ tôi rất nhiều. Khi tôi gặp vấn đề khó khăn, cô ấy là người truyền động lực cũng như là người cung cấp cho tôi những lời góp ý mang tính xây dựng. Tôi đã học cách xác định các câu hỏi nghiên cứu, làm rõ sự đóng góp lý thuyết và hiểu cách phát triển một bài nghiên cứu.

Dưới đây là những gì tôi đã chắt lọc được từ trải nghiệm này:

  • Để có cái nhìn tổng thể về lĩnh vực hoặc chủ thể: Có sự hiểu biết tốt về bối cảnh và nội dung của các nghiên cứu trước đây sẽ giúp dễ dàng phát hiện ra các khoảng trống trong nghiên cứu và xác định những đóng góp có thể được thực hiện. Trong khi đồng viết bài nghiên cứu này, tôi thấy rằng việc đưa ra những đánh giá ngắn về các bài nghiên cứu chính thức trước đây đã giúp tôi có cái nhìn tổng quát về cách thức mà lĩnh vực này phát triển theo thời gian.
  • Thực hiện các buổi họp và thảo luận thường xuyên: Phản hồi và nhận xét, đặc biệt là từ các giáo sư, giúp cải thiện chất lượng dữ liệu thu thập được, cũng như đảm bảo rằng các ý tưởng và suy luận được tổ chức rõ ràng và chính xác. Ngoài ra, chúng cũng giúp hình thành một hướng đi tăng hiệu quả của việc viết bài nghiên cứu.

Kinh nghiệm viết bài trên đã cho tôi có vốn hiểu biết toàn diện về nghiên cứu CSR. Tôi tiếp tục phát triển một số dự án nghiên cứu mới về trách nhiệm xã hội, bao gồm cả việc tích hợp các lĩnh vực liên quan và doanh nghiệp xã hội. Tôi đã may mắn khi một trong một trong những bài nghiên cứu của mình được xem xét tại Học viện Quản lý Báo chí (Academy of Management Journal). Ở giai đoạn này, sau khi phân tích nhận xét của người đánh giá, tôi tin rằng bài viết của tôi sẽ được cải thiện hơn nữa và cuối cùng sẽ tìm được một nhà xuất bản tốt.

>> Chia sẻ của sinh viên SMU.

Giáo sư Heli Wang là người mang đến cho anh Tony cơ hội trở thành đồng tác giả của một công trình nghiên cứu giá trị

Hỏi: Anh có thể cho biết về quy trình bài viết của anh không? Anh có lời khuyên nào cho người khác dựa trên kinh nghiệm của mình không?

Tony: Tôi thường bắt đầu bằng cách đọc và kiểm tra nhiều tài liệu trước đó để tìm kiếm những dữ liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu và đặt câu hỏi trước khi viết bản nháp ban đầu. Cụ thể, tôi nhìn vào cấu trúc của mỗi bài và sau đó tạo ra phác thảo của riêng tôi. Sau đó, tôi phân tích và mã hóa độc lập/chi tiết. Tôi thường xuyên có các cuộc thảo luận và tham vấn với các giám sát viên – những giảng viên và nghiên cứu sinh tại SMU – để đảm bảo rằng tôi đang đi đúng hướng. Tôi dành nhiều thời gian nhất để phân tích dữ liệu và viết bản nháp đầu tiên. Sau một vài lần sửa đổi, tôi sẽ soạn bản thảo cuối cùng.

Dưới đây là 2 mẹo mà tôi khuyên bạn nên dùng khi viết một bài nghiên cứu:

  • Đầu tiên, phải thảo luận với một số học giả trước khi bắt đầu một dự án và viết bản nháp. Nếu có cơ hội trình bày ý tưởng nghiên cứu của bạn tại cuộc thảo luận đầu tiên thì điều này sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng kiến thức cần thiết cũng như cơ hội nhận được những phản hồi đáng giá về ý tưởng nghiên cứu mà bạn muốn thực hiện.
  • Một bài nghiên cứu thường là kết quả của sự kết hợp của một số nhà nghiên cứu. Trong khi một số người có chuyên môn về phân tích dữ liệu thực tế thì một số người khác lại giỏi về lý thuyết. Với những thế mạnh được tập hợp, mỗi tác giả có những đóng góp đáng kể vào công trình chung. Do đó, việc hiểu được nền tảng và quan điểm của đồng tác giả luôn là việc cần thiết.

Hỏi: Anh đã có các bài nghiên cứu được xuất hiện trong các ấn phẩm nổi tiếng. Anh có thể chia sẻ một số thách thức phải đối mặt và anh đã làm gì để vượt qua?

Tony: Quá trình xem xét có thể khó khăn và tốn thời gian. Một thách thức mà tôi phải đối mặt là khi một trong những người đánh giá nhận xét về việc mở rộng phạm vi mẫu thí nghiệm. Để mở rộng một mẫu, dữ liệu cần được thu hồi và phân tích lại rất tốn thời gian. Chúng tôi đã mất thêm nửa năm để thuyết phục người đánh giá rằng kết quả của chúng tôi đã đủ căn cứ vững chắc rồi.

Một thách thức khác mà tôi có thể chia sẻ là khi tôi đang viết bài báo cáo thứ 2 của mình, bước quan trọng là viết mã tài liệu thành hàng chục chỉ số. Do sự thiếu kinh nghiệm của tôi mà rất nhiều thời gian đã bị lãng phí trong khi việc phân loại chỉ số bị lặp đi lặp lại.

Từ những thách thức này, tôi đã học được rằng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và suy nghĩ sâu sắc trước khi thực hiện. Sẽ tốt hơn nếu thu hẹp trọng tâm của nghiên cứu để có được sự linh hoạt hơn cho việc điều chỉnh trong tương lai nếu cần.

Hỏi: Cuối cùng, việc các bài nghiên cứu được xuất bản quan trọng như thế nào đối với các nhà nghiên cứu?

Tony: Việc được xuất bản là dấu hiệu cho thấy dấu ấn cá nhân của nhà nghiên cứu được ghi nhận. Tác phẩm nghiên cứu được xuất bản có thể kết nối các nhà nghiên cứu từ khắp nới trên thế giới để tìm ra giải pháp cho những vấn đề phức tạp.

Tony – người nhận học bổng Tiến sĩ của SMU – hiện đang ở chặng cuối của khóa học. Anh cho biết sẽ tiếp tục làm hết sức mình để tạo ra các tài liệu nghiên cứu chất lượng cao và chia sẻ thành quả của mình với các nhà nghiên cứu khác qua những bài báo được xuất bản. Giống như các giáo sư của mình, Tony cũng mong muốn được nổi bật trong lĩnh vực mình nghiên cứu và có kế hoạch trở thành một giảng viên để có thể truyền đạt các kỹ năng mà mình nhận được cho người khác.

(Theo http://blog.smu.edu.sg)

>> Xem thêm về Học bổng du học Singapore.

Liên hệ INEC – Đại diện DUY NHẤT của SMU tại Việt Nam để được hỗ trợ tốt nhất:

  • Tổng đài: 1900 636 990
  • Hotline miền Bắc & Nam: 093 409 3311 – 093 409 4411 
  • Hotline miền Trung: 093 409 9070 
  • Email: [email protected]
error
fb-share-icon

Tweet

fb-share-icon