Nội dung chính

  • 1 Chính sách việc làm và cơ hội định cư cho sinh viên quốc tế
  • 2 Lĩnh vực việc làm có nhu cầu nhân lực cao
  • 3 Một số quốc gia hàng đầu châu Âu để học tập và làm việc
    • 3.1 Hà Lan
    • 3.2 Đức
    • 3.3 Tây Ban Nha
    • 3.4 Thụy Sĩ

Liên minh Châu Âu là một trong những nền kinh tế lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới. Đây là điểm đến phổ biến của nhiều cổ đông và nhà đầu tư. Kết quả là, châu lục này chứng kiến sự phát triển sôi động của những nghề nghiệp mới và cơ hội việc làm cho cả người dân địa phương và người nước ngoài. Cho dù bạn đang tìm kiếm cơ hội để bắt đầu một sự nghiệp mới hay là một sinh viên mới tốt nghiệp đang tìm cách tiến xa hơn, châu Âu đều có thể là điểm đến để có được công việc tương lai.

Chính sách việc làm và cơ hội định cư cho sinh viên quốc tế

Hầu hết các quốc gia châu Âu cho phép sinh viên quốc tế được làm thêm trong quá trình học tập. Thời gian làm thêm được quy định tối đa 16 – 20 giờ/tuần trong học kỳ (trừ Thụy Điển không giới hạn điều này) và toàn thời gian trong kỳ nghỉ. Sinh viên có thể tìm được các vị trí thực tập được trả lương.

Sinh viên Việt Nam chia sẻ về việc làm thêm và thực tập tại Hà Lan

Ở nhiều nước châu Âu như Hà Lan, Phần Lan, Thụy Điển, sinh viên quốc tế hoàn thành chương trình cấp bằng có thể tiếp tục ở lại 1 năm để tìm việc làm – được gọi là năm định hướng hoặc năm tìm kiếm. Du học sinh tại Đức có đến 18 tháng hoặc sinh viên quốc tế tại Anh có ít nhất 2 năm sau khi tốt nghiệp để làm điều này. Không có giới hạn nào về loại công việc bạn có thể làm cũng như yêu cầu về mức lương tối thiểu, cũng không yêu cầu phải làm việc liên tục trong thời gian này.

Để có được giấy phép cư trú lâu dài, bạn cần chứng minh có công việc toàn thời gian mang lại thu nhập ổn định, đủ kỹ năng về ngôn ngữ và kiến thức về văn hóa của nước sở tại. Thông thường, sinh viên quốc tế hoàn thành chương trình cấp bằng có thể nộp đơn xin thường trú nhân sau 5 năm cư trú hợp pháp.

Lĩnh vực việc làm có nhu cầu nhân lực cao

Khảo sát của LinkedIn tại một số quốc gia châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan.. cho thấy, các ngành có nhiều cơ hội việc làm nhất là công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe, xây dựng, kỹ thuật, dịch vụ. Những người có kiến ​​thức nền tảng về STEM, các bác sĩ và y tá có trình độ chuyên môn sẽ có cơ hội tìm việc làm tốt hơn ở đây. Các lĩnh vực có nhu cầu tăng cao về nhân lực cũng bao gồm: vận tải và logistics, pháp lý, media và truyền thông, bất động sản, nông nghiệp, sản xuất, giáo dục, quản lý công, nghệ thuật, bán lẻ, tài chính, giải trí, du lịch, thiết kế, hàng tiêu dùng.

Các vị trí việc làm phổ biến gồm:

Kỹ sư phần mềm / Kỹ sư đám mâyNhân viên bán hàng / Giám sát bán hàng
Kỹ sư full-stackTrợ lý / Cố vấn / Dịch vụ khách hàng
Nhà phân tích dữ liệu / Nhà phân tích kinh doanhGiám đốc dự án / Giám đốc phát triển kinh doanh
Chuyên gia kỹ thuật / Bảo trìNhân viên kinh doanh / Đại diện bán hàng
Trợ lý chăm sócGiám đốc kỹ thuật / Giám đốc sản phẩm
Trợ lý hỗ trợ học tậpHoạt động kho bãi

Một số quốc gia hàng đầu châu Âu để học tập và làm việc

Hà Lan

Hà Lan là một trong những quốc gia có kỳ vọng cuộc sống cao nhất, chất lượng nước và không khí tốt, tiêu chuẩn giáo dục cao và tỉ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 3,1% (thấp thứ 2 tại châu Âu theo thống kê tháng 9/2021). Là quốc gia thu hút cộng đồng quốc tế, Hà Lan không chỉ thành thạo tiếng Anh mà một lượng lớn dân số ngày càng có thể nói tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp. Việc giao tiếp đa ngôn ngữ không phải là vấn đề quá khó khăn ở đây.

Các thành phố lớn của Hà Lan, đặc biệt là Amsterdam, đã chứng minh rằng mặc dù quy mô tương đối nhỏ, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của các công ty khởi nghiệp và văn hóa sáng tạo mới là điều quan trọng. Văn hóa khởi nghiệp mới đang tạo cơ hội cho các doanh nhân trẻ đầy nhiệt huyết không chỉ thể hiện tài năng của họ mà còn phát triển mạnh mẽ nhờ sự hỗ trợ và nguồn tài trợ của chính phủ. Tìm được việc làm phù hợp tại đây không phải là quá khó với một số sinh viên mới tốt nghiệp. Thậm chí có những bạn còn đảm bảo một vị trí việc làm ngay từ quá trình thực tập. Các ngành thiếu chuyên gia bao gồm dịch vụ khoa học, kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh và giảng dạy. Mức lương trung bình vào khoảng 56.000 euro/năm với lịch trình làm việc 40 giờ một tuần.

Đức

Đức đã liên tục đứng đầu nhiều danh sách trong những năm qua và hiện đứng thứ 5 về tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất trên toàn châu Âu, ở mức 3,6%. Đức mang đến nhiều lựa chọn việc làm, nhà ở giá cả phải chăng, kết nối du lịch và sự an toàn. Nếu bạn có bằng cấp nghề, cộng với một số hiểu biết về tiếng Đức, cơ hội kiếm được việc làm là rất cao. Với sự phát triển về hóa chất (BASF), kỹ thuật (Volkswagen Group, BMW, Bosch), điện tử (Siemens) và viễn thông (Telekom), nhu cầu nhân lực một số nhóm ngành cũng gia tăng.

Đại học Twente

Kỹ thuật là một trong những lĩnh vực đào tạo thế mạnh và có nhu cầu nhân lực cao tại một số nước châu Âu

Đức hiện đang thiếu hụt nhân viên chăm sóc sức khỏe, chuyên gia công nghệ thông tin và giáo viên, nơi mức lương hàng năm có thể lên tới 70.000 euro với lịch trình làm việc 38 giờ một tuần.

Tây Ban Nha

Tây Ban Nha được biết đến với môi trường thân thiện và văn hóa đặc sắc. Với hệ thống chăm sóc sức khỏe hoàn hảo và chi phí sinh hoạt thấp, không có gì lạ khi rất nhiều người chọn học tập, làm việc và sống tại đây.

Thách thức khi tìm kiếm việc làm tại Tây Ban Nha là nhiều công ty sẽ ưu tiên ứng viên thông thạo tiếng Tây Ban Nha để dễ dàng vượt qua rào cản giao tiếp giữa bạn và khách hàng của họ. Nếu bạn lựa chọn du học Tây Ban Nha chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh thì đừng quên tích lũy thêm vốn ngôn ngữ này để mở rộng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Còn nếu bạn đã chọn một chương trình cấp bằng đào tạo bằng tiếng Tây Ban Nha thì yếu tố ngôn ngữ không còn là điều lo ngại cho hành trình tìm kiếm việc làm tại xứ sở bò tót nữa.

Tây Ban Nha có một ngành công nghiệp ô tô lớn, một số đại gia dược phẩm toàn cầu (GSK, Pfizer) và các công ty quần áo (Inditex, Mango). Họ đang gặp phải sự thiếu hụt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và đang ráo riết tìm kiếm các chuyên gia để hỗ trợ trong lĩnh vực này. Mức lương trung bình khoảng 45.000 euro/năm cho một tuần làm việc tối đa 40 giờ. Mặc dù vậy, đây không phải là mức thu nhập thấp bởi chi phí sinh hoạt tại Tây Ban Nha thuộc hàng thấp nhất châu Âu.

Thụy Sĩ

Thụy Sĩ không phải là một phần của Liên minh châu Âu nhưng lại là quốc gia không ngừng được các công dân EU tìm đến. Đất nước xinh đẹp này được xếp hạng 1 trong danh sách “điểm đến cho sự nghiệp ở nước ngoài” của HSBC.

Ngành hospitality SEG

Sinh viên phỏng vấn với nhà tuyển dụng trong ngày hội việc làm của SEG

Tỉ lệ thất nghiệp ở mức 3,3% (trong khi tỉ lệ thất nghiệp ở EU là 6,7%). Thụy Sĩ đem đến sự cân bằng tuyệt vời giữa triển vọng thu nhập cao với lối sống lành mạnh. Tuy nhiên sự cạnh tranh cũng không kém phần gay gắt. Một phần do quy mô nhỏ và một số lĩnh vực đã bão hòa với các chuyên gia được đào tạo bài bản và có tay nghề cao. Nhưng điều này không có nghĩa là họ không sẵn sàng tiếp nhận người nước ngoài. Trên thực tế, có nhiều cơ hội cho sinh viên quốc tế tốt nghiệp có tay nghề cao trong các lĩnh vực như kỹ thuật và công nghệ (ABB), dịch vụ tài chính ngân hàng (Credit Suisse), dược phẩm (Roche), nhà hàng khách sạn… Với mức lương gần như gấp đôi (thậm chí gấp ba trong một số trường hợp) so với hầu hết các nước châu Âu, trung bình người lao động có thể nhận đến 105.000 euro/năm cho 45 giờ làm việc mỗi tuần.

Mời bạn tham dự để tìm hiểu thêm về cơ hội việc làm, chương trình học, chi phí, học bổng khi du học châu Âu tại hội thảo được INEC tổ chức lúc 16h00 thứ Sáu, ngày 03/12/2021.

Đăng ký tham dự tại đây hoặc hotline 093 409 8883.

Công ty Du học INEC 

  • Tổng đài: 1900 636 990 
  • Hotline miền Bắc: 093 938 1081 
  • Hotline miền Trung: 093 409 9070
  • Hotline miền Nam: 093 409 2662
  • Email: [email protected]
  • Chat ngay với tư vấn viên tại: tuvanduhocinec
error
fb-share-icon

Tweet

fb-share-icon