4.5/5 – (2 bình chọn)

Để giúp các bạn có sự chuẩn bị đầy đủ và chuẩn xác nhất cho kế hoạch du học Ba Lan của mình, Viet Global đã tổng hợp và tóm tắt quy trình làm hồ sơ du học Ba Lan năm 2023 trong 6 bước cụ thể nhất. Tham khảo ngay nhé!

Nội dung chính

  • Bước 1: Xin thư mời từ trường Ba Lan
  • Bước 2: Đóng tiền cho trường
  • Bước 3: Đặt lịch nộp hồ sơ visa online trên website của Đại sứ quán
  • Bước 4: Chuẩn bị phỏng vấn để xin visa
  • Bước 5: Giấy tờ chuẩn bị xin visa
  • Bước 6: Chuẩn bị hành trang lên đường du học Ba Lan

Bước 1: Xin thư mời từ trường Ba Lan

Xin được thư mời từ trường đại học của Ba Lan là bước đầu tiên trong quy trình làm hồ sơ. Bạn cần liên hệ với trường có ngành mà bạn muốn học và chuẩn bị danh sách giấy tờ để nộp cho trường xin thư mời.

– Nếu đăng ký khóa tiếng Anh hoặc tiếng Ba Lan, giấy tờ bao gồm:

  • Điền mẫu form xin thư mời nhập học
  • Hộ chiếu
  • Học bạ, bằng cấp 3
  • Thư giới thiệu
  • Kế hoạch học tập

– Nếu đăng ký khóa đại học hoặc thạc sĩ, giấy tờ bao gồm:

  • Điền mẫu form xin thư mời nhập
  • Hộ chiếu
  • Bằng cấp cao chứng thực tại Đại sứ quán Ba Lan
  • Thư giới thiệu
  • Kế hoạch học tập
  • Xác nhận số dư tài khoản
  • Giấy xác nhận kinh nghiệm việc làm

*Lưu ý: Hồ sơ học tập phải được hợp thức hóa Cục Lãnh sự và Đại sứ quán Ba lan tại Việt Nam.

Bước 2: Đóng tiền cho trường

Đóng tiền học phí theo yêu cầu của trường. Trường yêu cầu đóng 1 năm học phí, số tiền này tương đương 2.500 EUR – 4000 EUR tùy vào chương trình, tùy trường. Ngay sau khi trường nhận được tiền đóng của sinh viên, trường sẽ gửi thư mời và biên lai đóng tiền gốc về cho sinh viên xin visa.

Quy trình du học Ba Lan
Du học Ba Lan là một trong những lựa chọn hấp dẫn cho những bạn trẻ yêu thích trời Âu

Bước 3: Đặt lịch nộp hồ sơ visa online trên website của Đại sứ quán

Sau khi đóng tiền cho trường, bạn cần phải đặt lịch nộp hồ sơ visa online ngay trên trang web của Đại sứ quán. Vào kỳ cao điểm tháng 10 hằng năm, lịch nộp hồ sơ sẽ hết chỗ rất sớm nên việc hoàn tất hồ sơ để xin visa nên xong trước tháng 8. Ví dụ bạn phải đặt lịch và điền form visa online hồ sơ từ đầu tháng 8 thì đến tận giữa tháng hoặc cuối tháng 9 bạn mới được nộp hồ sơ.

Hơn nữa, mỗi tuần Đại sứ quán chỉ mở cổng đặt lịch nộp hồ sơ visa 3 buổi trong tuần là thứ 2, thứ 4 và thứ 5 và mỗi buổi có thể là từ 10 – 15 phút đầu giờ, phụ thuộc vào số lượng hồ sơ đặt trong ngày nhiều hay ít. Vì vậy để đi khóa tháng 10 các bạn cần chuẩn bị hồ sơ với lộ trình từ tháng 7 để tránh phải lùi kỳ. Còn các bạn đi kỳ tháng 2 hàng năm thì lịch nộp hồ sơ sẽ dễ dàng hơn, vì đây không phải là kỳ nhập học chính của Ba Lan, vậy nên số lượng hồ sơ xin visa sẽ giảm nhiều so với đợt tháng 10.

Trước khi nộp hồ sơ xin visa, phải khai tờ khai online trên trang www.e-konsulat.gov.pl. Cần phải lưu ý các thông tin khi điền từ khai online trên website của Đại sứ quán Ba Lan.

Bước 4: Chuẩn bị phỏng vấn để xin visa

Để trả lời phỏng vấn thật tốt, các bạn nên chuẩn bị cho mình những kiến thức là điều mối chốt trong quy trình làm hồ sơ xin visa Ba Lan:

  • Hiều biết về trường, về khóa học, về học phí
  • Hiều biết về đất nước Ba Lan, về thành phố mà bạn sẽ học, về chi phí sinh hoạt tại Ba Lan
  • Thông tin cá nhân, quá trình học tập của bản thân, thành tích học tập.
  • Hồ sơ tài chính: Ai là người bảo lãnh tài chính? Bố mẹ làm nghề gì? Thu nhập một tháng là bao nhiêu? Chuẩn bị tài chính đủ ăn học trong vòng bao lâu?
  • Kế hoạch nghề nghiệp tương lai

Bước 5: Giấy tờ chuẩn bị xin visa

Tất cả giấy tờ xin visa phải dịch công chứng trong quy trình làm hồ sơ Ba Lan gồm:

  • Mẫu đơn điền xin visa online
  • Hộ chiếu còn hạn
  • Ảnh 4×6 nền trắng
  • Cam kết bảo lãnh tài chính có xác nhận của chính quyền địa phương
  • Giấy tờ học tập
  • Bảo hiểm với giá trị tối thiểu 30.000 Euro có thời hạn tối thiểu là 03 tháng kể từ ngày đầu tiên nhập cảnh đến Ba Lan
  • Sơ yếu lý lịch (CV)
  • Thư mời học của trường Ba Lan
  • Bản xác nhận đã nộp lệ phí cho năm học đầu tiên (không bao gồm khóa học dự bị học tiếng)
  • Chứng nhận trình độ tiếng Ba Lan hoặc tiếng Anh (nếu có)
  • Tài chính của người bảo lãnh bao gồm tài sản và thu nhập của người bảo lãnh
  • Giấy tờ xác nhận chỗ ở của đương sự trong thời gian học tập tại Ba Lan

Bước 6: Chuẩn bị hành trang lên đường du học Ba Lan

Ngoài đồ dùng cá nhân thì phần quan trọng nhất các bạn không thể không mang theo đó là hộ chiếu, visa, bằng cấp đã chứng thực tại Đại sứ quán Ba Lan. Một số trường còn yêu cầu sinh viên xin xác nhận từ trường cấp 3 tại Việt Nam – xác nhận tốt nghiệp cấp 3 và đủ trình độ để lên học khóa cao hơn.

Nếu bạn đang tìm hiểu thông tin du học, học bổng và điều kiện du học Ba Lan, đừng ngần ngại liên hệ với Du học Viet Global.

ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÊN DƯỚI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    – Hotline / Zalo:

    – Email: [email protected]