Chắc hẳn các bạn học sinh và quý phụ huynh khi tìm hiểu chương trình du học Canada bậc đại học, cao đẳng sẽ mong muốn chọn cho con em mình một chương trình học mang tính thực hành, thực tiễn cao. Chương trình Co-op tại Canada – thực tập hưởng lương trong quá trình đi học sẽ vô cùng hấp dẫn, và là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của các bạn sinh viên và gia đình khi đặt chân đến “xứ sở lá phong” để xây dựng hành trình tri thức.

Vậy Co-op là gì? Làm thế nào để đăng ký chương trình Co-op? Và trường nào hiện nay đang có những khóa Co-op chất lượng tại Canada?

Nội dung chính

  • Co-op là gì?
  • Làm thế nào để đăng ký chương trình Co-op?
  • Tại Canada, trường nào đang cung cấp khóa học có Co-op?
  • Tại sao nên chọn học chương trình Co-op khi du học Canada?
  • Ưu điểm của chương trình thực tập Co-op
    • 1/ Áp dụng lý thuyết trên lớp vào thực tế
    • 2/ Cơ hội tích lũy 2 năm kinh nghiệm làm việc
    • 3/ Thiết lập mối quan hệ và mạng lưới với các nhà tuyển dụng và đồng nghiệp tiềm năng
    • 4/ Xây dựng một CV phong phú
    • 5/ Phát triển các kỹ năng để thành công tương lai
  • Điều kiện để tham gia chương trình Co-op tại Canada
  • Một số lưu ý khi tham gia chương trình Co-op
    • 1/ Về thời gian học
    • 2/ Về việc làm sau khi tốt nghiệp
  • Quy trình đăng ký chương trình Co-op Canada
    • 1/ Tại Việt Nam
    • 2/ Tại Canada

Co-op là gì?

Co-op hay Co-operative education là chương trình mà sinh viên được phép đi làm như một người đã tốt nghiệp thực thụ, trong lĩnh vực đang học. Những chương trình này sẽ giúp sinh viên định hình được phương hướng nghề nghiệp, chi tiết công việc mà các bạn mong muốn theo đuổi sau khi hoàn thành chương trình học, cũng như giúp các bạn tích lũy kinh nghiệm, kỹnăng và các mối quan hệ xã hội, để tăng cơ hội có công việc và mức lương tốt nhất có thể sau khi tốt nghiệp.

Làm thế nào để đăng ký chương trình Co-op?

Co-op không những là chìa khóa mở cánh cửa nghề nghiệp, mà còn là bệ phóng nghề nghiệp cho phần lớn sinh viên tốt nghiệp ra từ các chương trình này. Có tới 95% sinh viên tốt nghiệp ra từ các chương trình Co-op hài lòng với vị trí và mức lương mong ước của họ 5 năm sau ngày tốt nghiệp.

Nhưng dĩ nhiên, Co-op không phải dành cho tất cả mọi người. Khi sinh viên muốn được chọn để được tham gia các khóa Co-op, các bạn phải có điểm số học tập trung bình từ 7.0 trở lên, tiếng Anh và các kỹ năng xử lý tình huống tốt để thuyết phục được nhà tuyển dụng nhận bạn.

Tại Canada, trường nào đang cung cấp khóa học có Co-op?

Có khá nhiều trường thuộc hệ thống đối tác của ICEAP Toronto có Co-op trong chương trình học. Nếu bạn nghĩ đến phân khúc đại học ở Ontario thì Brock University có thể là sự lựa chọn sáng giá. Bên cạnh đó, phần lớn các trường cao đẳng thuộc hệ thống đối tác của ICEAP Toronto đều cung cấp chương trình Co-op cho một số ngành học, ví dụ như Durham College, Fanshawe Collgege, hay Centennial College…

Trường hợp học sinh chưa đủ tiếng Anh để nhập học tại các trường cao đẳng / đại học thuộc hệ thống đối tác của ICEAP Toronto, sẽ tham gia các khóa học tiếng Anh và sau đó vào khóa chính. Trường hợp học sinh đã đủ tiếng Anh vẫn có thể tham gia khóa học Bridging 2 tháng tại ICEAP Toronto giúp các bạn làm quen với môi trường học tập tại Canada, cũng như rèn luyện thêm các kỹ năng khác, giúp các bạn tăng cơ hội cạnh tranh để được nhận vào các chương trình Co-op.

Chương trình Co-op Canada
Co-op là bệ phóng nghề nghiệp cho phần lớn sinh viên tốt nghiệp tại Canada

Tại sao nên chọn học chương trình Co-op khi du học Canada?

Khả năng kiếm được việc làm sau tốt nghiệp là một trong nhiều yếu tố chính để các bạn sinh viên cân nhắc khi quyết định nộp đơn vào trường. Thông thường, các trường sẽ có nhiều chương trình và hỗ trợ cộng thêm cho sinh viên, giúp bạn trang bị các kỹ năng cần thiết để sẵn sàng bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Tương tự, đa số các trường đại học tại Canada đều có chương trình thực tập Co-op cho phép sinh viên kết hợp giữa lý thuyết ở lớp học và kinh nghiệm làm việc thực tiễn tại các doanh nghiệp liên kết với trường ngay trong thời gian học.

Mô hình này đã được triển khai tại các trường đại học hàng đầu ở Canada, cho phép sinh viên trải nghiệm xen kẻ một học kì trên lớp với một học kì làm việc được trả lương. Và chu kì này có thể lặp lại nhiều lần đến khi sinh viên tốt nghiệp. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến du học Canada trở nên hấp dẫn, thu hút sinh viên quốc tế đến học tập, làm việc và sinh sống tại Canada.

Hầu hết các trường tại Canada đều cung cấp lựa chọn thực tập Co-op trong chương trình giảng dạy. Ứng tuyển vào chương trình này thường không dễ vì ứng viên phải vượt qua các vòng phỏng vấn và phải có thành tích học tập tốt.

Ưu điểm của chương trình thực tập Co-op

Bên cạnh việc cho phép sinh viên tích lũy kinh nghiệm làm việc và kiếm thêm thu nhập để trang trải chi phí sinh hoạt tại Canada, chương trình thực tập Co-op còn nhiều lợi ích khác.

1/ Áp dụng lý thuyết trên lớp vào thực tế

Một lợi thế cho sinh viên là bạn có thể áp dụng những điều đã học tại nơi bạn thực tập. Ví dụ, nếu bạn đang tham gia chương trình Co-op về Lập trình phần mềm máy tính, bạn có thể được bố trí làm việc tại một công ty phát triển phần mềm, đây là một cơ hội hoàn hảo để sinh viên phát hiện và trau dồi kỹ năng.

2/ Cơ hội tích lũy 2 năm kinh nghiệm làm việc

Chỉ cần tham gia nhiều học kì làm việc, bạn có thể tích lũy được tối đa 2 năm kinh nghiệm làm việc. Ví dụ, đại học Waterloo – nơi có chương trình Co-op đầu tiên ở Canada và cũng là chương trình Co-op lớn nhất trên thế giới cho phép sinh viên tích lũy 24 tháng làm việc tại Canada.

3/ Thiết lập mối quan hệ và mạng lưới với các nhà tuyển dụng và đồng nghiệp tiềm năng

Trong thời gian làm việc tại một công ty, bạn sẽ có cơ hội tạo dựng các mối quan hệ quan trọng cho sự nghiệp đồng thời giúp bạn nhận được những cập nhật mới nhất trong lĩnh vực của mình.

4/ Xây dựng một CV phong phú

Những thành tích và kinh nghiệm học hỏi từ nơi thực tập sẽ giúp bạn “đánh bóng” CV của mình và thu hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng tiềm năng.

5/ Phát triển các kỹ năng để thành công tương lai

Những khó khăn tại nơi thực tập là cơ hội để bạn rèn luyện bản thân và tìm ra giải pháp, qua đó bạn sẽ có cơ hội phát triển kỹ năng chuyên ngành và kỹ năng mềm để thành công trong tương lai.

Điều kiện để tham gia chương trình Co-op tại Canada

Đối với sinh viên quốc tế, chương trình Co-op được áp dụng đối với tất cả các bạn có giấy phép Study Permit tại Canada. Ngoài ra, sinh viên cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Sinh viên quốc tế cần phải xin giấy phép lao động (Work Permit) cũng như giấy phép du học (Study Permit)
  • Study Permit còn có hiệu lực
  • Công việc mà bạn dự định làm phải nằm trong chương trình học và được cung cấp bởi một tổ chức giáo dục được chỉ định, ngoài ra cần phải có thư xác nhận của người đại diện chịu trách nhiệm của tổ chức đó
  • Học kì Co-op không được vượt quá 50% chương trình học
  • Ngoài các yêu cầu trên, sinh viên cũng cần phải tự tìm hiểu những yêu cầu riêng của trường mà bạn đang theo học để có thể tham gia chương trình Co-op

Lưu ý: Thời gian tham gia chương trình Co-op được tính là tín chỉ bắt buộc trong chương trình học. Vì thế, nếu bạn đã đủ tín chỉ vẫn có thể đăng ký tham gia chương trình và được tính là các tín chỉ bổ sung (tốt hơn trong hồ sơ xin việc của bạn sau này). Ngoài ra, chương trình Co-op tại Canada không áp dụng cho những khóa học tiếng Anh và tiếng Pháp ngắn hạn, các khóa học dự bị đại học.

Chương trình Co-op Canada
Mô hình Co-op đã được triển khai tại các trường đại học hàng đầu ở Canada

Một số lưu ý khi tham gia chương trình Co-op

1/ Về thời gian học

Thông thường, những ngành có chương trình này sẽ có 2 thời khóa biểu song song dành cho những bạn tham gia và không tham gia khóa Co-op. Đôi khi, cũng có những trường chỉ có 1 thời khóa biểu do không đủ giảng viên. Vì thế, kỳ nghỉ hè lúc này sẽ được chuyển thành kỳ học mùa thu hoặc mùa đông để đảm bảo lịch học cho các bạn.

Khi bắt đầu chương trình Co-op, trường sẽ nhận những thông tin từ các doanh nghiệp đối tác của trường rằng họ sẽ tuyển bao nhiêu người và buổi phỏng vấn có thể được tiến hành ngay tại trường.

2/ Về việc làm sau khi tốt nghiệp

Không phải các bạn tham gia vào chương trình Co-op là đồng nghĩa với việc bạn sẽ có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Đây cũng như là một khóa thực tập hưởng lương, giúp bạn cọ xát với môi trường làm việc sau này và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong thực tế. Vì thế, đây chính là thời gian vàng để bạn có thể làm đẹp thêm CV và tạo nên sự khác biệt trong mắt các nhà tuyển dụng. Từ đó, khả năng bạn tìm được việc làm sẽ cao hơn các bạn khác.

Sau quá trình Co-op, có khả năng bạn sẽ nhận được những lời mời làm việc của công ty để trở thành nhân viên chính thức. Tuy nhiên, dù bạn có chấp nhận công việc đó mà chưa hoàn thành xong chương trình học thì bạn vẫn phải quay lại học cho đến khi tốt nghiệp

Đặc biệt, nếu bạn được chọn vào khóa học Co-op thì nên hỏi lại trường làm Clearance của bạn. Clearance là một loại tài liệu giúp bạn có nhiều cơ hội việc làm hơn tại các công ty có liên quan đến Chính phủ. Đối với sinh viên quốc tế thì chỉ trường mới có khả năng apply giúp bạn.

Nếu bạn tham gia vào khóa Co-op, bạn còn có cơ hội được cộng điểm cho các chương trình xét định cư liên quan đến kinh nghiệm làm việc tại Canada.

Quy trình đăng ký chương trình Co-op Canada

1/ Tại Việt Nam

Bạn cần đăng ký một chuyên ngành mà bạn đam mê và có chương trình Co-op ở một trường đại học hoặc cao đẳng tại Canada.

2/ Tại Canada

Khi hải quan đã cấp cho bạn Study Permit và giấy chứng nhận của trường, các bạn sinh viên có 2 cách để nộp đơn tham gia Co-op như sau:

Cách 1: Nộp đơn trực tuyến

Bạn cần có các bản sao mọi loại giấy tờ cần thiết và thẻ tín dụng còn trong hạn mức thanh toán và vào website để xem hướng dẫn và nộp trực tiếp.

Cách 2: Nộp đơn trực tiếp

  • Bước 1: Lấy đơn đăng ký
  • Bước 2: Điền đơn và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết
  • Bước 3: Gửi đơn vào địa chỉ email như trong hướng dẫn từ link trên

Vui lòng liên hệ với Viet Global để được hướng dẫn hồ sơ chi tiết.

ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÊN DƯỚI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    – Hotline / Zalo:

    – Email: [email protected]