Tọa lạc tại phía Bắc của Châu Âu, Thụy Điển giáp với Na Uy ở phía Tây và Phần Lan ở phía Đông Bắc, nổi danh với phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp cùng nền kinh tế phồn thịnh lâu nay. Tuy có vị trí địa lý nằm trên vòng Bắc nhưng lại chịu tác động của dòng Hải lưu vùng Vịnh nên Thụy Điển có khí hậu khá đa dạng với mùa đông lạnh đắc trưng của Bắc Âu và mùa hè cũng không quá nóng. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, chính sách an ninh, phúc lợi xã hội, nhân quyền cũng như nền giáo dục chất lượng, Thụy Điển thu hút đông đảo cư dân toàn cầu đến học tập, nghiên cứu, làm việc mỗi năm.

Thụy Điển hiện đang đứng ở top đầu Châu Âu về chất lượng giáo dục

Hằng năm, Thụy Điển đón nhận khoảng 30.000 sinh viên đến từ khắp nơi tham gia học tập và nghiên cứu, góp phần điểm tô sắc màu cho môi trường giáo dục đa văn hóa tại đây. Sở hữu chất lượng giáo dục uy tín, Thụy Điển đã có 5 trường đại học nằm trong top 2% của thế giới (theo QS World University Rankings 2023 – 2022), dẫn đầu là Đại học Lund ở vị trí 73, theo sau đó là Học viện Công nghệ Quốc gia (#97), Đại học Uppsala (#98), Đại học Công nghệ Chalmers (#139) và Đại học Stockholm (#196). Trong suốt nhiều năm qua, Thụy Điển đã mang đến sinh viên du học Thụy Điển cơ hội trau dồi và nâng cao kiến thức ở môi trường giáo dục top đầu châu Âu. Đến với Quê hương Skype, sinh viên có thể tham gia vào nhiều chương trình học đa dạng, kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức, kĩ năng và vốn sống xã hội. Nhờ vào vị thế vốn có, du học Thụy Điển đang ngày càng được HSSV Việt Nam biết đến nhiều hơn và để hiểu hơn về hướng đi này, các em có thể tham khảo những thông tin dưới đây.

1. Ngôn ngữ được dùng tại Thụy Điển

Thụy Điển sử dụng tiếng Thụy Điển là quốc ngữ, tuy nhiên với đặc thù hội nhập mạnh mẽ nên tiếng Anh đang ngày càng phổ biến và được nhiều tập đoàn, tổ chức đa quốc gia chọn làm ngôn ngữ giao tiếp. Không những vậy, các trường đại học, học viện nơi đây cũng cung cấp nhiều chương trình đào tạo bằng tiếng Anh nên sinh viên có thể yên tâm về vấn đề ngôn ngữ khi du học Thụy Điển. Cùng với tiếng quốc ngữ, người dân Thụy Điển còn sử dụng tiếng Phần Lan, tiếng Serbo – Croatian, tiếng Ả Rập,tiếng Kurd, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức và tiếng Ba Tư.

Tiếng Anh đang ngày càng phổ biến tại Thụy Điển

>> Du học Thụy Điển – Những nét chính về dịch vụ sức khỏe nên biết

2. Đặc thù giảng dạy của các trường tại Thụy Điển

Không giống như nhiều quốc gia khác đặt trọng tâm giảng dạy là nghiên cứu hay lý thuyết học thuật, các trường tại Thụy Điển lựa chọn chú trọng vào sinh viên. Phương pháp giảng dạy tại đây khuyến khích sinh viên làm việc theo nhóm, ưu tiên khả năng sáng tạo, tư duy phân tích và kĩ năng đánh giá. Điều này kết hợp với việc tuân theo Tiến trình Bologna đã mang đến cho sinh viên bằng cấp tiêu chuẩn châu Âu và đầy đủ kiến thức cần thiết cho công việc tương lai.

Một khía cạnh độc đáo khác của giáo dục bậc cao tại Thụy Điển là cấu trúc các chương trình học. Thay vì học nhiều môn cùng lúc trong một học kì, sinh viên sẽ chia nhỏ chương trình học thành từng giai đoạn dài khoảng vài tuần. Trong mỗi giai đoạn như vậy, sinh viên sẽ tập trung vào một môn học và tham gia kiểm tra sau khi hoàn thành chương trình. Như vậy, sinh viên không hề bị áp lực quá nặng mà vẫn tốt nghiệp khóa học với đầy đủ kiến thức, kĩ năng cần thiết. Bên cạnh đó, Thụy Điển cũng giảng dạy đa dạng cấp độ gồm: cử nhân (3 năm), thạc sĩ (1 hoặc 2 năm tùy theo khóa học), ngoài ra còn có chứng chỉ hành nghề (được cấp sau khi nghiên cứu thêm 2 năm) và tiến sĩ (hoàn thành thêm 4 năm nghiên cứu). Các trường tại Thụy Điển được chia thành university và university college. Điểm khác biệt duy nhất là về quyền cấp bằng nghiên cứu nâng cao (chứng chỉ hành nghề hay tiến sĩ). Nếu như university có không bị hạn chế về quyền hạn này thì các trường university college lại không hề được phép cấp học vị tiến sĩ.

Đại học Jonkoping là ngôi trường tiêu biểu của Thụy Điển khi là trường tư nhưng có quyền cấp học vị tiến sĩ

>> Trải nghiệm cuộc sống du học Thụy Điển đáng nhớ tại Thành phố Jonkoping

3. Làm thêm khi du học Thụy Điển

Khi du học Thụy Điển, sinh viên có thể làm thêm để tăng thu nhập cũng như rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ, giao tiếp và vốn sống xã hội. Số giờ làm thêm tại Thụy Điển hiện vẫn chưa có sự giới hạn chính thức nào, tuy vậy sinh viên cũng phải ưu tiên việc học lên trên hết. Tuy sinh viên có ít giờ lên lớp thì cũng phải dành trung bình 40 giờ mỗi tuần để đọc tài liệu hay làm bài tập.  Hầu hết các trường đại học tại Thụy Điển đều có trung tâm nghề nghiệp để hỗ trợ sinh viên tìm được công việc bán thời gian phù hợp trong khóa học. Dịch vụ này diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như hội chợ việc làm, chọn lọc CV hay một số sự kiện chuyên môn với các công ty. Là quốc gia nổi tiếng về sức sáng tạo cùng nền kinh tế phát triển nhiều lĩnh vực, Thụy Điển được xem là miền đất hứa để làm việc và học hỏi kinh nghiệm. Chính vì vậy, 6 tháng sau khi tốt nghiệp là thời gian vô cùng quý giá đối với mỗi sinh viên. Các em được ở lại làm việc tại Thụy Điển để tích lũy nhiều kiến thức, quý giá cho công việc tương lai.

4. Cần biết gì về Visa du học Thụy Điển?

Nếu sinh viên du học Thụy Điển trên 3 tháng thì cần phải có visa trước khi nhập học. Thông thường, sinh viên chỉ có thể được cấp visa nếu đã được nhận vào một khóa học toàn thời gian tại Thụy Điển và đã đóng học phí cho kì đầu tiên tại trường. Bên cạnh đó, các em cũng nên chứng minh với Bộ Di trú Thụy Điển rằng bản thân có đủ khả năng tài chính cho việc học tập và sinh hoạt tại đây (tính đến tháng 01.2023 là 8.064 SEK mỗi tháng). Để kịp nhận visa cho khóa học đã lựa chọn, sinh viên nên nộp hồ sơ trước ngày khai giảng  3 tháng. Đây được xem là khoảng thời gian khá an toàn để có thể giải quyết vấn đề phát sinh và nhập học đúng thời gian đã định.

Sinh viên được ở lại Thụy Điển 6 tháng sau khi tốt nghiệp

>> 10 điều nên biết về ẩm thực khi du học Thụy Điển

5. Du học Thụy Điển tốn bao nhiêu tiền?

Học phí: sẽ có sự chênh lệch tùy theo trường, ngành, khóa học mà sinh viên dự định theo học. Theo đó, chương trình thạc sĩ tại Thụy Điển thường là 129.000 SEK. Chương trình cử nhân đắt đỏ nhất là nhóm ngành Kiến trúc & Thiết kế với mức học phí 190.000 – 270.000 SEK/năm, tiếp sau đó là khối Công nghệ & Khoa học Tự nhiên từ 120.000 – 145.000 SEK/năm và cuối cùng là nhóm Khoa học Xã hội & Nhân văn ở khoảng 80.000 – 110.000 SEK/năm.

Sinh hoạt phí: trung bình một sinh viên du học Thụy Điển sẽ tiêu khoảng 8.000 SEK mỗi tháng, cụ thể: (số tiền này có thể thay đổi theo thành phố hoặc nhu cầu của sinh viên)

  • Tiền thức ăn: 2.000 SEK
  • Tiền thuê nhà: 3.700 SEK
  • Tiền đi lại: 550 SEK
  • Điện thoại/Internet: 300 SEK
  • Giải trí: 1.450 SEK

Bên trong khu phố ẩm thực truyền thống tại Stockholm

>> Tìm hiểu về giao thông công cộng trước khi du học Thụy Điển

Nếu muốn biết thông tin về du học Thụy Điển và được tư vấn chọn ngành, chọn trường phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của bản thân, vui lòng liên hệ:

Công ty Du học INEC

  • Tổng đài: 1900 636990
  • Miền Bắc & miền Nam: 093 938 1081 – 093 409 2442 – 093 409 9984
  • Miền Trung: 093 409 9070 – 093 409 9983
  • Email: [email protected]
error
fb-share-icon

Tweet

fb-share-icon