Trong bảng xếp hạng mới nhất được thống kê bởi Worldstlas về danh sách 13 quốc gia giàu có nhất thế giới tính theo GPD đầu người (tổng sản phẩm quốc nội) dựa trên sức mua đầu người (GDP PPP). Danh sách này không thể thiếu những nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ, ngoài ra còn có các quốc gia có sự phát triển đồng đều về kinh tế, giáo dục như Mỹ, Singapore, Thụy Sĩ, Ireland, Hà Lan, Áo…

Danh sách 13 nước giàu nhất gồm có:

  1. Áo – GDP 46.223 USD (~1 tỉ đồng)

Áo có dân số khoảng 8,5 triệu người với với GDP bình quân đầu người là 46.223 USD, gấp 4 lần GDP đầu người của cả thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ và khoảng cách địa lý gần gũi với Đức giúp Áo có một thị trường chủ chốt cho việc xuất khẩu sắt thép và các sản phẩm nông nghiệp. Thành phố Viên – Thủ đô nước Áo là thành phố giàu thứ 5 ở châu Âu (sau Hamburg, London, Luxembourg và Brussels).

du-hoc-ao

  1. Hà Lan – 47.633 USD (~1,08 tỉ đồng)

Với 16,8 triệu người và GDP bình quân đầu người là 47.633 USD, người Hà Lan chứng minh rằng đất nước họ không chỉ có hoa tulip. Sự thành công đến từ 3 lĩnh vực chính là: khai thác mỏ, nông nghiệp và sản xuất.

  1. Ireland – 48.755 USD (~1,11 tỉ đồng)

Ireland có thu nhập bình quân đầu người khoảng 48.755 USD với dân số khoảng 4,8 triệu người. Các ngành công nghiệp chính để thúc đẩy nền kinh tế quốc gia này là dệt may, khai thác mỏ, sản xuất thực phẩm. Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế & Phát triển – OECD thì Ireland đứng thứ 4 toàn cầu xét về tổng thể các yếu tố.

  1. Ả Rập Saudi – 51.924 USD (~1,18 tỉ đồng)

Ả Rập Saudi là một trong nhiều quốc gia phát triển dựa vào dầu mỏ, và được chính phủ đầu tư mạnh, vì thế mà GDP cũng cao hơn. GDP bình quân đầu người của quốc gia này là 51.924 USD là điều dễ hiểu vì quốc gia này sở hữu 18% trữ lượng dầu mỏ tìm thấy trên thế giới, và được xếp vào hàng những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Ả Rập Saudi còn đóng một vai trò quan trọng trong OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) trong nhiều năm liền. Bên cạnh đó, dầu mỏ còn chiếm phần lớn doanh thu của chính phủ cũng như kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, dù sở hữu lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới nhưng thu nhập bình quân đầu người của quốc gia này thấp hơn nhiều hơn so với các nước láng giềng.

  1. Hoa Kỳ – 54.630 USD (~1,24 tỉ đồng)

Trong khi hầu hết các quốc gia trong danh sách có dân số tương đối thấp thì Hoa Kỳ vẫn được lọt vào top này, xứng đáng là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, vì dân số đông (hơn 310 triệu người), GDP đầu người nước này chỉ đứng thứ 9 trong danh sách với con số 54.630 USD/người. Sự thành công của Mỹ đến từ các ngành công nghệ tự động hóa, các lĩnh vực công nghệ đổi mới cũng như hệ thống dân chủ để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và doanh nghiệp.

  1. Thụy Sĩ – 57.235 USD (~1,3 tỉ đồng)

GDP đầu người tại Thụy Sĩ là 57.235 USD, đứng thứ 8 trong top này. Chính ngân hàng Thụy Sĩ và các tổ chức tài chính đã giữ cho quốc gia này có sự ổn định về kinh tế. Điều đặc biệt hơn nữa là sự uy tín của hệ thống ngân hàng Thụy Sĩ đã thu hút rất nhiều công ty và người giàu sử dụng dịch vụ, khiến quốc gia này có đủ lượng vốn để sử dụng cho mục đích đầu tư.

Ngoài ra, Zurich và Geneva là 2 thành phố nổi tiếng của Thụy Sĩ được xếp vào top 10 thành phố có tiêu chuẩn sống cao nhất thế giới.

  1. Na Uy – 64.856 USD (~2,47 tỉ đồng)

Với GDP đầu người là 64.856 USD, quốc gia Bắc Âu này giúp cho hơn 4,9 triệu dân nước mình có được cuộc sống sung túc. Na Uy có ngành đánh bắt cá, tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là lượng dầu khí dồi dào. Đất nước này còn xếp thứ 8 thế giới về xuất khẩu dầu thô, #9 về xuất khẩu dầu tinh luyện và đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu khí thiên nhiên.

  1. UAE (Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất) – 67.674 USD (~1,53 tỉ đồng)

Với dân số 9,2 triệu người, UAE có nền kinh tế phát triển bởi ngành dầu mỏ (chiếm 1/3 tỉ trọng nền kinh tế), mang lại GDP bình quân đầu người là 67.674 USD. Ngoài ra, ngành dịch vụ và viễn thông cũng góp phần đáng kể trong sự phát triển kinh tế nơi đây, giúp UAE trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới (sau Ả Rập Saudi).

  1. Brunei – 71.185 USD (~1,62 tỉ đồng)

Brunei là một quốc gia nhỏ bé nhưng giàu có. Đây là nơi tập hợp của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, được kiểm soát chặt chẽ bởi nhà nước, đảm bảo vấn đề phúc lợi xã hội, giúp cho GDP đầu người của quốc gia này lên đến 71.185 USD. Sự phát triển kinh tế hoàn toàn được ảnh hưởng từ kim ngạch xuất khẩu dầu thô và khí đốt tự nhiên. Cũng như các quốc gia dầu mỏ khác, chính phủ Brunei đã cho thấy sự tiến bộ về tư duy thông qua việc đa dạng hóa ngành nghề, lĩnh vực từ dầu mỏ và khí đốt.

  1. Kuwait – 73.246 USD (~1,66 tỉ đồng)

Chắc hẳn không nhiều người biết rằng Kuwait là quốc gia có đơn vị tiền tệ cao nhất thế giới hiện nay (hơn 3 lần so với đô la Mỹ). Sở hữu gần 10% trữ lượng dầu của thế giới, dầu khí chiếm 1/2 GDP và 95% doanh thu xuất khẩu & thu nhập của chính phủ. GDP của nước ngày là 73.246 USD/người.

  1. Singapore – 82.763 USD (~1,88 tỉ đồng)

Đảo quốc nhỏ bé này đã vươn lên thứ 3 (năm 2023 xếp thứ 5) với thu nhập bình quân đầu người là 82.763 USD, gấp 5 lần thu nhập của một người bình thường trên thế giới. Singapore nổi tiếng bởi các dịch vụ tài chính, xuất khẩu hóa chất và các chính sách kinh tế tự do của chính phủ đã khuyến khích sự phát triển, đổi mới của doanh nghiệp. Ngoài ra, quốc gia này còn có cảng biển bận rộn thứ 2 thế giới, xuất khẩu 414 tỉ đô hàng hóa chỉ riêng trong năm 2011.

  1. Luxembourg – 97.662 USD (~2,22 tỉ đồng)

Luxembourg – biểu tượng của sự giàu có là quốc gia đứng thứ 2 trong danh sách này với GDP đầu người là 97.662 USD, gấp 9 lần mức trung bình thế giới. Tài chính năng động, công nghiệp thép… là những lĩnh vực “xương sống” của nền kinh tế này, với lĩnh vực Ngân hàng phát triển mạnh mẽ, chiếm phần lớn tỉ trọng kinh tế, sở hữu nguồn tài sản lên đến 1.240 tỉ USD.

  1. Qatar – 140.649 USD (~3,2 tỉ đồng)

 Qatar đứng đầu trong top những quốc gia giàu nhất thế giới vì GDP bình quân đầu người cao nhất: 140.649 USD. Qatar có ngành công nghiệp khai thác dầu khí phát triển tốt, chiếm 70% doanh thu của chính thủ, chiếm 60% GDP và 85% kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này. Bởi sự giàu có và phát triển về kinh tế, Qatar đã được chọn là nước chủ nhà cho World Cup 2023 – quốc gia Ả Rập đầu tiên được đứng ra tổ chức giải đấu tầm cỡ lớn này.

Tham khảo danh sách 25 nước đứng đầu thế giới về GDP (PPP) tính bằng đơn vị USD. Danh sách 25 nước này còn có Úc, Đức, Thụy Điển, Canada, Phần Lan, Anh Quốc, Pháp…:

Thứ hạng

Quốc gia

GDP đầu người (PPP)

1

Qatar

140.649

2

Luxembourg

98.460

3

Singapore

82.763

4

Kuwait

73.246

5

Brunei

71.185

6

Tiểu Vương quốc Ả Rập (UAE)

67.674

7

Na Uy

65.614

8

Thụy Sĩ

59.540

9

Mỹ

54.629

10

Ả Rập Saudi

52.010

11

Ireland

49.393

12

Hà Lan

48.253

13

Áo

47.682

14

Đức

46.401

15

Úc

45.925

16

Đan Mạch

45.537

17

Bahrain

45.500

18

Thụy Điển

45.297

19

Canada

45.066

20

Iceland

43.993

21

Bỉ

43.435

22

Phần Lan

40.676

23

Anh Quốc

40.233

24

Pháp

39.328

25

Oman

38.631

(Nguồn: Worldatlas. Biên tập: INEC)

Đăng ký tư vấn du học Singapore: https://goo.gl/4h20eK 

error
fb-share-icon

Tweet

fb-share-icon